Cuốn sách này tôi mua online qua website của tiki vào khoảng giữa năm 2016 gì đó. Lý do ban đầu là vì tôi bị ấn tượng bởi tiêu đề sách và khi đọc thử vài trang (tiki có chế độ cho phép đọc trước vài trang của sách) thì tôi lập tức bị lôi cuốn bởi cách viết của tác giả. Tuy nhiên, khi nhận được sách tôi cũng chỉ đọc được khoảng 2 chương là bỏ cuộc. Rõ là sách về kinh tế, chính trị thì luôn khó đọc và mất thời gian nhiều hơn mấy quyển tiểu thuyết, hay sách kỹ năng. Tôi mất ròng rã gần 2 tháng mới đọc xong cuốn sách.
Tác giả cuốn sách là Niall Ferguson - một sử gia tài chính, kinh tế xuất thân từ Glasgow Scotland, đồng hương với Sir Alex và cùng cả họ luôn (Ferguson là một họ phổ biến ở Scotland và Ireland). Ông Niall nhận bằng tiến sỹ ở Oxford khi mới 25 tuổi, và hiện đang vừa giảng dạy tại Oxford, Cambridge, LSE, Standford vừa viết bình luận cho Financial Times. Đúng là tuổi trẻ tài cao, chưa kể bề ngoài nhìn cũng rất chi là bóng bẩy đẹp trai chẳng thua gì soái ca Macron.
Cuốn sách được chia làm 6 chương + 1 lời kết (gần tương đương với 1 chương) kể lại tuần tự lịch sử phát triển của ngành tài chính thế giới. Từ thủa sơ khai của văn minh tiền tệ, khi những đoàn tàu chiến Tây Ban Nha vượt đại dương đến Peru vì những mỏ vàng, bạc đến các cuộc chiến tranh thị quốc, quốc gia được tài trợ bằng vay mượn thông qua thị trường trái phiếu. Khi giao thương giữa các quốc gia được mở rộng, người ta cần các công ty có quy mô và tiềm lực chưa từng có tiền lệ và thế là công ty cổ phần Đông Ấn Hà Lan ra đời và liền sau đó là sự ra đời của thị trường cổ phiếu. Thế giới được chứng kiến sự đầu cơ điên loạn và những giấc mộng làm giàu điên cuồng của bong bóng Mississippi của John Law, bong bóng South Sea, bong bóng xăng dầu Enron của Kenneth Lay. Sau những đổ vỡ và khủng hoảng, mọi người muốn tìm cho mình những tấm lá chắn an toàn và đó là chỗ cho thị trường bảo hiểm mở rộng, nhà nước phúc lợi lên ngôi. Người ta cũng tìm một chỗ trú chân cho bản thân phòng những ngày mưa gió (saving for the rainny day) bằng cách đầu tư vào bất động sản. Nhưng nhà cửa có lẽ cũng chẳng phải chỗ trú an toàn cho đầu tư như mọi người vẫn lầm tưởng. Sở hữu nhà ở toàn dân, cho vay dưới chuẩn, bong bóng bất động sản đã càn quét nền kinh tế Mỹ chẳng kém gì cơn bão nhiệt đới Katrina. Đoạn kết của cuốn sách, tác giả bàn đến nền kinh tế toàn cầu, các mối liên hệ qua lại giữa những siêu cường và để lại nhiều vấn đề cần suy nghĩ bàn luận.
Niall rất giỏi trong việc tóm lược những nét chính của lịch sử ngành tài chính suốt nhiều thế kỷ vào cuốn sách mà vẫn không làm mất đi tính logic, mạch lạc giữa các chương. Có lẽ là không đủ nếu chỉ dành 1 bài viết cho cuốn sách này vì nội dung nó chứa đựng phong phú hơn rất nhiều. Tôi sẽ viết thêm một vài bài nữa về những phần tâm đắc nhất tôi thu nhận được từ cuốn sách.
Tác giả cuốn sách là Niall Ferguson - một sử gia tài chính, kinh tế xuất thân từ Glasgow Scotland, đồng hương với Sir Alex và cùng cả họ luôn (Ferguson là một họ phổ biến ở Scotland và Ireland). Ông Niall nhận bằng tiến sỹ ở Oxford khi mới 25 tuổi, và hiện đang vừa giảng dạy tại Oxford, Cambridge, LSE, Standford vừa viết bình luận cho Financial Times. Đúng là tuổi trẻ tài cao, chưa kể bề ngoài nhìn cũng rất chi là bóng bẩy đẹp trai chẳng thua gì soái ca Macron.
Niall rất giỏi trong việc tóm lược những nét chính của lịch sử ngành tài chính suốt nhiều thế kỷ vào cuốn sách mà vẫn không làm mất đi tính logic, mạch lạc giữa các chương. Có lẽ là không đủ nếu chỉ dành 1 bài viết cho cuốn sách này vì nội dung nó chứa đựng phong phú hơn rất nhiều. Tôi sẽ viết thêm một vài bài nữa về những phần tâm đắc nhất tôi thu nhận được từ cuốn sách.
No comments:
Post a Comment