Nói đến 3 chàng lính ngự lâm thì những người lứa 8x trở về trước chắc không mấy ai không biết. Mặc dù chưa đọc truyện này bao giờ nhưng tôi đã xem quá trời phim được xây dựng theo cảm hứng từ những người lính ngự lâm quân. Tuổi thơ tôi đã từng mơ mộng được trở thành một người lính ngự lâm, mặc trên mình bộ quân phục rườm rà, đội mũ rộng vành gắn lông chim, tay cầm kiếm chụm mũi vào với nhau và hô vang "một người vì tất cả, tất cả vì một người" (one for all, all for one).
Lùng sục hàng sách cũ, tôi kiếm được một quyển về 3 chàng lính ngự lâm còn khá mới và là sách xuất bản xịn chứ không phải sách in lậu. Cảm giác cầm quyển sách dày gần 700 trang khổ giấy A4 trên tay nặng như cầm 2 cục gạch tôi cũng hơi ngán. Nếu văn phong khó nuốt như kiểu chiến tranh và hòa bình thì không biết bao giờ mới xơi hết quyển này. Thế nhưng đọc vào thì tôi lại mê ngay, có thể phần vì bản thân vốn đã yêu thích các nhân vật ngự lâm quân (có nét gì đó hao hao giống các anh hùng võ lâm trung nguyên nhưng là ở phương Tây), phần vì văn phong của tác giả Alexander Dumas rất gần gũi, vui nhộn, trào phúng.
Nói qua chút về tác giả Alexander Dumas sinh ra đầu thế kỷ 19 khi nền quân chủ phong kiến Pháp đang suy tàn, các cuộc cách mạng cộng hòa nổ ra khắp nơi. Cha ông từng làm tướng dưới trướng Napoleone nhưng sau bị thất sủng. Bản thân Dumas học hành không đến nơi đến chốn nhưng lại đặc biệt yêu thích văn chương và lịch sử. Ông đã tự học, tự nghiên cứu để có vốn kiến thức sâu sắc vể lịch sử và sử dụng nó làm tư liệu cho hầu hết các tác phẩm văn học của mình. Ông viết rất nhiều và đa dạng các thể loại từ kịch, tiểu thuyết, biên niên sử đến hồi ký, ký sự. Tác phẩm ba người lính ngự lâm có thể coi là tác phẩm được biết đến nhiều nhất và thành công nhất của Dumas. Còn bản thân ông thì nói vui rằng tác phẩm thành công nhất của ông là thằng Alexander Dumas con cũng là một nhà văn rất nổi tiếng (có tác phẩm Trà Hoa Nữ).
Truyện kể về 4 người lính ngự lâm (tôi cũng không hiểu sao tác giả không đặt tên truyện là 4 mà lại là 3), trong đó có 3 người là ngự lâm quân từ đầu là Athos, Pothos, và Aramis. Người thứ 4 là chàng trai tỉnh lẻ tên là d'Artagnan. 4 người đều phục vụ dưới trướng ngài tổng quản ngự lâm de Treville - tâm phúc của vua Louis XIV. Thời đó quyền hành tập trung trong tay tể tướng/hồng y giáo chủ de Richelieu. Lực lượng ngự lâm quân của nhà vua và lực lượng vệ binh của tể tướng thường xuyên đối địch gây sự với nhau. 4 chàng ngự lâm quân thường xuyên là trung tâm của các vụ gây sự và cũng thường là kỳ đà cản mũi trong các âm mưu đen tối của tể tướng.
So với truyện gốc, các bộ phim đã hư cấu thêm nhiều để hình ảnh các ngự lâm quân đẹp lung linh. Còn theo cách mô tả trong truyện thì nhiều chỗ hành vi, lời nói của mấy ông ngự lâm đến là buồn cười, thậm chí lố bịch nếu so với chuẩn mực bây giờ. Mỗi nhân vật trong truyện đều được Dumas xây dựng dưới dạng tính cách điển hình. D'artagnan là nhân vật trung tâm của cả truyện, mọi sự kiện đều xoay quanh chàng ngự lâm quân trẻ tuổi này, là một người nhanh nhẹn, hoạt bát, dũng cảm khi chiến đấu, khôn ngoan mưu mẹo khi lên kế hoạch. Chàng không chịu phục tùng kẻ mạnh, sẵn sàng hi sinh cho niềm tin của mình nhưng lại đa tình, hay tán tỉnh phụ nữ. Cũng vì thói lăng nhăng nên mới khiến cả bọn rơi vào vòng nguy hiểm và còn hại chết cả người phụ nữ mình yêu là nàng Constance. Athos là người lớn tuổi nhất trong 4 người ngự lâm, một quý tộc đúng nghĩa từ xuất thân đến tác phong. Chàng lúc nào cũng bình tĩnh, điềm đạm cả trong tình huống hiểm nguy nhất, có kiến thức uyên bác về binh khí, lịch sử, đồ ăn, tiếng Latin nhưng lại thường xuyên uống rượu để quên đi một sự kiện đáng buồn trong quá khứ. Pothos thì bộc trực, hay khoe khoang, có sức mạnh nhưng đánh nhau hay thua và còn bám váy mấy bà mệnh phụ giàu có để có tiền chi tiêu cho trang phục, đồ ăn. Aramis đẹp trai như hàn quốc, lời nói và tác phong đều nhẹ nhàng tinh tế, đa tình hơn cả D'artagnan nhưng ước mơ cả đời là vào làm tu sĩ.
Ở bên phía đối địch có tể tướng de Richelieu mưu mô, gian hùng, uy quyền tột đỉnh. Ông này giống giống với nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc, tuy là nhân vật phản diện nhưng vẫn khiến người ta phải nể sợ vì cái uy và cách hành xử của mình. Nhân vật nguy hiểm thứ hai là Milady, từng là vợ của Athos với tên gọi bá tước de La Fere. Đây là người đàn bà đẹp nhưng tham vọng và sẵn sàng bất chấp để đạt được tham vọng. D'artagnan vì si mê Milady và chơi khăm nàng mà bị nàng truy sát đến tận cùng. Nàng sẵn sàng vượt biển sang Anh để ám sát quận công de Burkingham (quyền hành ngang với tể tướng de Richelieu) vì ngài tể tướng hứa sẽ cho nàng toàn quyền sinh sát với D'artagnan. Mưu trí và thủ đoạn của nàng không hề thua kém bất kỳ nhân vật nam giới nào trong truyện, và còn đáng sợ hơn khi nó ẩn dưới vẻ ngoài xinh đẹp, thánh thiện và giọng hát như thiên thần.
Ngoài ra còn vô số nhân vật trung lập khác, tuy xuất hiện ít nhưng không hề mờ nhạt vì tác giả đều cho họ những điểm nhận diện đặc trưng. Vua Louis hèn nhát, hay chơi bẩn, hay kèn cựa so đo; ngài de Treville rộng lượng, yêu mến bảo vệ các chàng ngự lâm; ông quận công de Burkingham si tình, sẵn sàng đánh đổi cơ đồ cả quốc gia chỉ để có được nụ cười của hoàng hậu Anne Austria; ông hàng xén Bonacieux bủn xỉn, ti tiện v.v... Mỗi nhân vật không còn là tính cách điển hình nữa mà hình như còn đại diện luôn cho một giai cấp/tầng lớp vào thời điểm đó. Tôi cũng không ngạc nhiên khi một tác phẩm đồ sộ với đầy tư liệu lịch sử, tái hiện sinh động chân thực hiện thực xã hội, mà lời văn vẫn trào phúng, dễ đọc này được xếp vào một trong những tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại.
Lùng sục hàng sách cũ, tôi kiếm được một quyển về 3 chàng lính ngự lâm còn khá mới và là sách xuất bản xịn chứ không phải sách in lậu. Cảm giác cầm quyển sách dày gần 700 trang khổ giấy A4 trên tay nặng như cầm 2 cục gạch tôi cũng hơi ngán. Nếu văn phong khó nuốt như kiểu chiến tranh và hòa bình thì không biết bao giờ mới xơi hết quyển này. Thế nhưng đọc vào thì tôi lại mê ngay, có thể phần vì bản thân vốn đã yêu thích các nhân vật ngự lâm quân (có nét gì đó hao hao giống các anh hùng võ lâm trung nguyên nhưng là ở phương Tây), phần vì văn phong của tác giả Alexander Dumas rất gần gũi, vui nhộn, trào phúng.
Nói qua chút về tác giả Alexander Dumas sinh ra đầu thế kỷ 19 khi nền quân chủ phong kiến Pháp đang suy tàn, các cuộc cách mạng cộng hòa nổ ra khắp nơi. Cha ông từng làm tướng dưới trướng Napoleone nhưng sau bị thất sủng. Bản thân Dumas học hành không đến nơi đến chốn nhưng lại đặc biệt yêu thích văn chương và lịch sử. Ông đã tự học, tự nghiên cứu để có vốn kiến thức sâu sắc vể lịch sử và sử dụng nó làm tư liệu cho hầu hết các tác phẩm văn học của mình. Ông viết rất nhiều và đa dạng các thể loại từ kịch, tiểu thuyết, biên niên sử đến hồi ký, ký sự. Tác phẩm ba người lính ngự lâm có thể coi là tác phẩm được biết đến nhiều nhất và thành công nhất của Dumas. Còn bản thân ông thì nói vui rằng tác phẩm thành công nhất của ông là thằng Alexander Dumas con cũng là một nhà văn rất nổi tiếng (có tác phẩm Trà Hoa Nữ).
Truyện kể về 4 người lính ngự lâm (tôi cũng không hiểu sao tác giả không đặt tên truyện là 4 mà lại là 3), trong đó có 3 người là ngự lâm quân từ đầu là Athos, Pothos, và Aramis. Người thứ 4 là chàng trai tỉnh lẻ tên là d'Artagnan. 4 người đều phục vụ dưới trướng ngài tổng quản ngự lâm de Treville - tâm phúc của vua Louis XIV. Thời đó quyền hành tập trung trong tay tể tướng/hồng y giáo chủ de Richelieu. Lực lượng ngự lâm quân của nhà vua và lực lượng vệ binh của tể tướng thường xuyên đối địch gây sự với nhau. 4 chàng ngự lâm quân thường xuyên là trung tâm của các vụ gây sự và cũng thường là kỳ đà cản mũi trong các âm mưu đen tối của tể tướng.
So với truyện gốc, các bộ phim đã hư cấu thêm nhiều để hình ảnh các ngự lâm quân đẹp lung linh. Còn theo cách mô tả trong truyện thì nhiều chỗ hành vi, lời nói của mấy ông ngự lâm đến là buồn cười, thậm chí lố bịch nếu so với chuẩn mực bây giờ. Mỗi nhân vật trong truyện đều được Dumas xây dựng dưới dạng tính cách điển hình. D'artagnan là nhân vật trung tâm của cả truyện, mọi sự kiện đều xoay quanh chàng ngự lâm quân trẻ tuổi này, là một người nhanh nhẹn, hoạt bát, dũng cảm khi chiến đấu, khôn ngoan mưu mẹo khi lên kế hoạch. Chàng không chịu phục tùng kẻ mạnh, sẵn sàng hi sinh cho niềm tin của mình nhưng lại đa tình, hay tán tỉnh phụ nữ. Cũng vì thói lăng nhăng nên mới khiến cả bọn rơi vào vòng nguy hiểm và còn hại chết cả người phụ nữ mình yêu là nàng Constance. Athos là người lớn tuổi nhất trong 4 người ngự lâm, một quý tộc đúng nghĩa từ xuất thân đến tác phong. Chàng lúc nào cũng bình tĩnh, điềm đạm cả trong tình huống hiểm nguy nhất, có kiến thức uyên bác về binh khí, lịch sử, đồ ăn, tiếng Latin nhưng lại thường xuyên uống rượu để quên đi một sự kiện đáng buồn trong quá khứ. Pothos thì bộc trực, hay khoe khoang, có sức mạnh nhưng đánh nhau hay thua và còn bám váy mấy bà mệnh phụ giàu có để có tiền chi tiêu cho trang phục, đồ ăn. Aramis đẹp trai như hàn quốc, lời nói và tác phong đều nhẹ nhàng tinh tế, đa tình hơn cả D'artagnan nhưng ước mơ cả đời là vào làm tu sĩ.
Ở bên phía đối địch có tể tướng de Richelieu mưu mô, gian hùng, uy quyền tột đỉnh. Ông này giống giống với nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc, tuy là nhân vật phản diện nhưng vẫn khiến người ta phải nể sợ vì cái uy và cách hành xử của mình. Nhân vật nguy hiểm thứ hai là Milady, từng là vợ của Athos với tên gọi bá tước de La Fere. Đây là người đàn bà đẹp nhưng tham vọng và sẵn sàng bất chấp để đạt được tham vọng. D'artagnan vì si mê Milady và chơi khăm nàng mà bị nàng truy sát đến tận cùng. Nàng sẵn sàng vượt biển sang Anh để ám sát quận công de Burkingham (quyền hành ngang với tể tướng de Richelieu) vì ngài tể tướng hứa sẽ cho nàng toàn quyền sinh sát với D'artagnan. Mưu trí và thủ đoạn của nàng không hề thua kém bất kỳ nhân vật nam giới nào trong truyện, và còn đáng sợ hơn khi nó ẩn dưới vẻ ngoài xinh đẹp, thánh thiện và giọng hát như thiên thần.
Ngoài ra còn vô số nhân vật trung lập khác, tuy xuất hiện ít nhưng không hề mờ nhạt vì tác giả đều cho họ những điểm nhận diện đặc trưng. Vua Louis hèn nhát, hay chơi bẩn, hay kèn cựa so đo; ngài de Treville rộng lượng, yêu mến bảo vệ các chàng ngự lâm; ông quận công de Burkingham si tình, sẵn sàng đánh đổi cơ đồ cả quốc gia chỉ để có được nụ cười của hoàng hậu Anne Austria; ông hàng xén Bonacieux bủn xỉn, ti tiện v.v... Mỗi nhân vật không còn là tính cách điển hình nữa mà hình như còn đại diện luôn cho một giai cấp/tầng lớp vào thời điểm đó. Tôi cũng không ngạc nhiên khi một tác phẩm đồ sộ với đầy tư liệu lịch sử, tái hiện sinh động chân thực hiện thực xã hội, mà lời văn vẫn trào phúng, dễ đọc này được xếp vào một trong những tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại.
No comments:
Post a Comment