Saturday, 31 December 2016

Tổng kết năm

Còn khoảng hơn 30 phút nữa (theo múi giờ Hà Nội) là năm 2016 sẽ kết thúc và năm mới 2017 bắt đầu. Tôi cũng không định viết bài vì quả thực 2016 là một năm mà tôi chẳng làm được việc gì ra hồn thì lấy gì mà tổng kết. Nghĩ mãi thôi thì có suy nghĩ hay tâm sự gì cứ viết ra đây để ngày này năm tới mở ra xem có gì hay không.
Tôi vào trường khoảng tháng 12/2013, tính ra hết 2016 là tôi cũng được tròn 3 năm tuổi nghề. 3 năm đầu là khoảng thời gian then chốt để tôi chuẩn bị mọi điều kiện cần cho công việc của mình (nâng cao chuyên môn, học PhD, mở rộng quan hệ v.v...). Hơi đáng buồn vì tôi đã phung phí mất quãng thời gian này. Đến giờ nhìn lại tôi vẫn không khác gì khi mới vào trường, thậm chí còn tệ đi: già hơn này, kém thu hút hơn, kém nhiệt tình hơn v.v... 
Trong khoảng giữa 2015 đến đầu 2016 tôi có một cơ hội để đi làm PhD ở Pháp nhưng đã bỏ lỡ. Cơ hội tốt như vậy không phải dễ dàng mà có được. Lý do thì chỉ có thể tự trách bản thân không quyết tâm, cứ trì hoãn, lần lữa. Tôi có tự tìm cách bào chữa cho bản thân rằng cơ hội đó là do phụ huynh đạo diễn chứ không phải tự thân tôi đạt được nên không mặn mà với nó. Nhưng có dùng bao nhiêu lý do bào chữa đi nữa thì cũng không làm tôi thấy hết dằn vặt, áy náy.
Năm 2016 tôi cũng rút ra khỏi hầu hết các hoạt động đoàn thể, hoặc có làm thì cũng làm chiếu lệ. Những thay đổi về ngoại hình làm cho tôi tự ti, ngại xuất hiện ở chỗ đông người. Tới đây chị bí thư đoàn TN sẽ hết tuổi hoạt động và có một giáo viên trẻ khác sẽ phải thay thế. Nhìn đi nhìn lại trong khoa, tôi nghi dám tôi lại bị lên thớt lắm.
Đó là những chuyện nổi bật của 2016, ngoài ra tôi tự kiểm điểm thấy bản thân càng ngày càng lười tìm tòi, học hỏi. Năm 2014 tôi đọc được khoảng 15 16 quyển sách gì đó, 2015 tôi cũng đọc được khoảng khoảng 10 cuốn, còn đến 2016 hình như tôi đọc đc có 2 hay 3 cuốn. Cứ động đến sách vở là tôi ngáp ngắn ngáp dài rồi quay sang nghịch đủ thứ.
Đêm cuối năm cũng là cơ hội tốt để tôi nhìn lại suốt năm đã qua. Ngẫm thấy ngày tháng cứ trôi qua vùn vụt, nếu chơi bời dông dài chỉ chớp mắt đã hết năm, chớp mắt đã hết tuổi trẻ, chớp mắt đã hết cuộc đời. Những chuyện không vui thì gói lại để hết cho năm cũ. Năm mới sẽ là cơ hội mới, câu chuyện mới. Nhân lúc tinh thần chào đón năm mới đang lên cao, tôi cũng mạnh dạn hứa với bản thân một số chuyện sẽ làm trong năm 2017 như sau: 
+) Về chuyện đi học PhD là ưu tiên hàng đầu. 2017 là năm để tôi chuẩn bị mọi thứ về đề tài, tìm thầy hướng dẫn và tìm hỗ trợ tài chính. Mục tiêu là trong năm 2018 tôi sẽ bắt đầu việc học.
+) Về vấn đề tự học tự bồi dưỡng, tôi phải tiếp tục các khóa học trên coursera, chịu khó đọc sách mỗi tháng ít ra 1 cuốn không thì nhiều hơn. Làm sao để cả năm phải đọc được khoảng 20 cuốn. Những cuốn hay tôi sẽ review lại trên blog này.
+) Về hoạt động đoàn thể thì tôi sẽ cương quyết xin rút, ngoại hình và tính cách của tôi không phù hợp với các hoạt động này. Nếu có cố làm cũng chỉ mang lại sự khó chịu, bực mình cho bản thân và cho mọi người.
+) Về công việc gia đình tôi sẽ tiếp tục giúp bố mẹ chuyện cơm nước. Tuy là đàn ông nhưng tôi cũng khoái mấy vụ nấu nướng và cũng khá khéo tay trong chuyện này. 
+) Về sinh hoạt, rèn luyện tôi sẽ giữ nguyên nếp sinh hoạt hiện tại. Ngủ nghỉ đúng giờ và tập thể dục hàng ngày.
Tạm thời là thế, còn có mấy phút nữa là sang năm mới. Tôi tự chúc tôi có được sự tập trung, kiên trì, bền bỉ để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Happy new year. Be nice to me.

Tuesday, 27 December 2016

Trắc nghiệm tính cách

Vốn định dành thời gian để viết vài bài liên quan đến học thuật vì thấy như vậy có ích hơn và ít ra tôi còn học thêm được thứ gì mới. Nhưng đang thời điểm cuối năm, công việc dồn nhiều quá nên tôi không có thời gian rảnh để tìm hiểu. Cái anh học thuật nó rắc rối vậy đó, không có thời gian ngồi đọc suy ngẫm thì chịu không viết nổi. Còn cái anh xã luận với linh tinh thì vô thưởng vô phạt, bàn gì cũng xong. Thôi thì lấy lí do bận, tạm để anh học thuật lại sau vậy.

Hôm nay tôi đi học lớp bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Cái lớp thì đã mở được hơn 1 tuần rồi nhưng tôi trốn đến giờ mới đi. Cách đây 2 năm khi mới vào trường tôi cũng phải học lớp bồi dưỡng về sư phạm mất 1 tháng và được cấp 2 cái chứng chỉ rồi. Đợt này, bộ GD đang yêu cầu các trường rà soát, đánh giá lại chất lượng, trong đó, có một nội dung là giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tôi hí hửng về lục ra thì ôi thôi 2 cái chứng chỉ kia chẳng phải chứng chỉ nghiệp vụ và cũng chẳng có chút xíu giá trị gì. Thế là đành xách mông đi học không đến lúc kiểm tra lại sinh rắc rối.

Bối cảnh là như thế, còn bây giờ quay lại cái trắc nghiệm tính cách. Buổi học về phương pháp dạy học của tôi, ông giáo dạy khá hay và hài hước nên tôi cũng tiếp thu được một số thứ. Trong số đó, tôi khá ấn tượng với cách ông giáo làm quen và tạo ấn tượng ban đầu với cả lớp bằng một bài trắc nghiệm tính cách.  

Bài trắc nghiệm đó như sau:
Trong 4 hình sau, bạn hãy chọn lấy hình mà mình ưa thích nhất. Hình bạn chọn sẽ cho biết tính cách của bạn như thế nào với mức độ chính xác 95% (đây là theo ông giáo nói).  

Hình vuông:
Bạn là người tỉ mỉ, cẩn thận, đúng giờ, sinh hoạt khoa học. Bạn luôn phân tích kỹ càng trước khi đưa ra quyết định, nếu là đàn ông thì sẽ rất kỹ tính trong việc chọn vợ.
Hình tam giác:
Bạn khá nhút nhát, ngại giao tiếp, không thoải mái ở những chỗ đông người. Bạn có khá ít bạn bè, ít nói; nhưng khi đã thân thiết thì bạn nói khá nhiều. Bạn sống nội tâm, là người giàu tình cảm và chung thủy.
Hình tròn:
Bạn là người có ý chí, có nhiều tham vọng, luông muốn đạt được những vị trí cao hơn. Bạn chăm chỉ, cần cù, sẵn sàng phấn đấu cho mục tiêu của mình.
Hình thoi:
Bạn dành phần lớn thời gian để nghĩ về chuyện chăn gối.
Tôi có kiểm tra lại trên mạng thì đúng là có bài personality test như vậy nhưng có hơi khác một chút (chắc ông giáo đã thêm mắm thêm muối vào). Dù sao thì tôi vẫn thấy bài test của ông giáo hay hơn bản gốc (ít ra thì nó đúng với tôi) nên tôi sẽ copy cái bài trắc nghiệm này để sử dụng cho các lớp tới của tôi. Kiểu gì tôi cũng troll được vài em chọn hình thoi 😊😊😊

Tuesday, 13 December 2016

Hướng dẫn sinh viên thực tập

Cuối tháng 12 là thời điểm chúng tôi phải tổ chức hướng dẫn cho sinh viên năm cuối đi thực tập. Được giao nhiệm vụ rà soát bổ sung tài liệu hướng dẫn nên tôi mới lục lại cái bản hướng dẫn đã làm khi mới thành giáo viên. 
Đó là thời điểm cuối 2014, tôi vẫn còn đang tập sự, khá rảnh rỗi nên đã soạn ra một bản hướng dẫn (của riêng tôi) gửi cho các em sinh viên. Thật ra nội dung không phải do một mình tôi viết, tôi chỉ có công đi tổng hợp lại kinh nghiệm thực tập của các bạn sinh viên khác thôi. Tôi cũng đăng bằng một cái facebook giả nên chả ai biết đó là tôi viết cả.
Hôm nay giở ra ngồi đọc lại thấy có chút giật mình vì sao hồi đó tôi nhiệt tình thế. Mới chỉ 2 năm thôi mà nhiệt huyết của tôi giảm quá nhiều so với ngày ấy. Là do tôi không còn yêu công việc giảng dạy hay là vì cơ chế đã nhào nặn tôi thành một con người khác. Biết đúng mà không dám làm, không dám ngông cuồng, luôn chọn cho mình một giải pháp an toàn dù trong tim luôn biết đó không phải là điều nên làm.
Tôi hay viết lan man để giải tỏa tâm sự trong lòng nên các bạn cũng không cần bận tâm làm gì. Bạn nào sắp đi thực tập thì có thể tải cái tài liệu hướng dẫn "phong cách láo nháo" của tôi tại link phía dưới. Hi vọng bạn có thể tìm thấy đôi điều bổ ích trong nó.
Thân mến.

Link: https://www.dropbox.com/s/wcp68bzx3w1oyxd/Huong%20dan%20thuc%20tap.pdf?dl=0

Friday, 9 December 2016

Giáo dục bao giờ mới vượt vũ môn?

"Chinh phục vũ môn" là tên một cuộc thi kiến thức dưới dạng game trực tuyến do Bộ Giáo dục, Trung Ương Đoàn và Hội đồng đội tổ chức. Game này có thể cài đặt trên điện thoại, máy tính. 

Người chơi là các em học sinh tiểu học (lớp 3-5) và THCS (lớp 6-9) sẽ vào game và thi với nhau bằng cách trả lời các câu hỏi. Nôm na thì nó giống như "Đường lên đỉnh Olympia" phiên bản game online. Chịu trách nhiệm thiết kế game, xây dựng nội dung các bài học và câu hỏi là thằng Egroup, còn Bộ GD có nhiệm vụ yêu cầu các trường cho học sinh tham gia thi (cũng là một dạng bắt ép). Hai ông Đoàn và Đội thì tôi nghĩ không có nhiệm vụ gì ngoài việc tổ chức động viên các cháu tham gia. Cuộc thi đã diễn ra từ 2015 và đến nay được gần 3 năm. Hiện tại cũng có khoảng hơn 500 nghìn cháu tham gia vào game này (số liệu trên website của game).
Vậy cũng chẳng có gì đáng nói, cái đáng nói là gần đây có một vị phụ huynh viết tâm thư gửi bộ trưởng Nhạ trình bày sự quan ngại về việc con ông ý chơi game này và yêu cầu bộ trưởng xem xét lại game. Chưa rõ thực hư của bức tâm thư thế nào nhưng ông bộ trưởng đã ra ngay quyết định dừng cuộc thi game online lại. Cộng đồng mạng lại được dịp xôn xao ủng hộ vị phụ huynh trên và phê bình bộ giáo dục. Đây là bức tâm thư còn đây là bài viết về quyết định của bộ trưởng.
Cá nhân tôi thấy chuyện này có rất nhiều điểm không bình thường:
+) Thứ nhất, cuộc thi đã tổ chức được 2 năm chứ không phải mới tổ chức. Cả trăm nghìn em học sinh tham gia thì nếu có vấn đề gì hẳn đã có cả nghìn bức tâm thư rồi. Tại sao đến năm nay mới xuất hiện tâm thư như vậy.
+) Thứ hai, ông phụ huynh kia có vai vế thế nào mà gửi được tâm thư hẳn lên bộ trưởng Nhạ. Nếu gửi bằng đường văn thư thì tôi cá là đến khi bộ trưởng hết nhiệm kỳ cái lá thư vẫn còn đang trên đường chuyển. Còn nếu gửi bằng email thì hẳn nó đã rơi vào thùng thư rác hoặc bị kẹt lại sau cả đống tường lửa.
+) Thứ ba, trong nội dung bức thư của ông phụ huynh có nhiều điểm đáng ngờ. Ví dụ ông nói là kiểm tra thấy con chơi game này rất nhiều bằng cách xem lịch sử duyệt web. Thật ra xem lịch sử duyệt web thì chỉ biết nó đã truy cập trang web đó thôi chứ làm quái gì biết nó đã chơi bao nhiêu lâu. Thêm nữa cái trò học trực tuyến này nó nhanh nản lắm, tôi ngồi ngáp ngắn ngáp dài mãi mà không hết bài, bọn trẻ con ham chơi lấy đâu ra mà truy cập nhiều được. Tiếp nữa ông nghi ngờ chất lượng các bài học trong game với lý do công ty game thu tiền thẻ nạp của người chơi, và công ty đã từng có một số bê bối trong quá khứ. Cái này thì tôi hoàn toàn không đồng ý chút nào, đây là một công ty kinh doanh game chứ không phải doanh nghiệp công ích nên đương nhiên họ phải thu phí rồi. Đi học thêm có bao giờ cô giáo cho học free đâu. Kiến thức trong game nó cũng chẳng liên quan gì tới quá khứ bê bối của công ty. Chẳng lẽ người từng phạm tội thì không thể đi dạy học?
+) Thứ tư, điểm cuối cùng cũng là điểm tôi quan ngại nhất là việc bộ trưởng ngay lập tức cho dừng cuộc thi. Chắc chắn không phải vì tôn trọng ý kiến ngôn luận rồi. Đợt họp quốc hội vừa rồi, cử tri họ chửi ông ầm ầm mà ông vẫn cười được thì một bức thư này thấm vào đâu. Thêm vào đó, tôi tin Egroup đã chi không ít tiền để lobby, và tiền để thiết kế nên game này, không thể nói dừng là dừng được. Còn gì là môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, và sau này còn đối tác nào dám hợp tác với cơ quan nhà nước.
Lãnh đạo ngành giáo dục xử lý công việc một cách thiếu minh bạch và thiếu dũng cảm như vậy thì tôi đồ rằng nền giáo dục Việt Nam sẽ vẫn còn trong vòng luẩn cuẩn. Bao giờ mới được nhìn thấy giáo dục nước nhà khởi sắc?

Thursday, 8 December 2016

Hói đầu là chuyện nhỏ

Hồi bé tóc tôi đã mỏng và thưa rồi, đến khoảng 25 tuổi thì bắt đầu rụng. Ban đầu tôi cũng không bận tâm lắm nhưng càng ngày nó càng rụng thê thảm, và sau 3 năm thì đã lộ rõ da đầu. Hội chứng rụng tóc, dân dã gọi là hói là vấn đề mà tương đối nhiều nam giới gặp phải (một số nghiên cứu, ví dụ của Hamilton từ năm 1951 cho biết tỷ lệ bị rụng tóc trong độ tuổi 18 - 50 là 50%)
Hói đầu rõ ràng là không vui vẻ gì, đặc biệt là với người hói nặng như tôi. Ảnh hưởng nặng nhất là làm suy giảm nhan sắc. Tôi thì lại đang trong độ tuổi cần nhiều nhan sắc để thu hút bạn khác giới chứ. Ngoài ra thì việc tìm hiểu các loại thuốc, các biện pháp cải thiện cũng tiêu tốn không ít thời gian, công sức. Hói đầu thường bị lấy làm chủ đề trêu đùa khiến tôi bị stress mất một thời gian. Quả thực tôi không cười nổi với những câu đùa như vậy, anh Rooney chắc cũng cùng tâm trạng với tôi.

Sau một thời gian, tôi cũng chấp nhận chuyện mình bị hói và không còn nghĩ ngợi gì về nó nữa. Khi đã chấp nhận rồi thì mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tìm hiểu về chứng hói đầu tôi cũng phát hiện ra nhiều điều thú vị.
Thứ nhất, hói đầu hoàn toàn không phải do căng thẳng, tình dục quá độ, hay do sử dụng mũ bảo hiểm mà là do ảnh hưởng của một loại hormone có tên viết tắt là DHT. Hormone này là một sản phẩm của nội tiết tố nam (vì thế nữ giới ít bị hói đầu hơn nam), làm cho các nang tóc co lại và tiêu biến dần. Việc sử dụng các loại dầu gội mọc tóc, thuốc bôi, viên uống cơ bản là sẽ không có tác dụng gì đâu vì nó không làm thay đổi được việc sản sinh DHT. Chỉ có biện pháp cấy tóc hoặc sử dụng thuốc ức chế DHT thì mới có tác dụng.
Thứ hai, từ cổ chí kim có rất nhiều anh hói nổi tiếng, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử, thậm chí ảnh hưởng đến cả thời đại. Anh đầu tiên là anh Ceasar, anh này bị hói nhẵn cả đầu, nên anh nghĩ ra cái vòng nguyệt quế đeo trên đầu. Sau này dân chúng hâm mộ mới gán cho cái vòng nguyệt quế là biểu tượng của trí tuệ, quyền uy chứ thực ra mục đích của nó là để che chỗ hói. Các ông thợ đúc tượng thì được lệnh là phải đúc tượng của anh có nhiều tóc chứ không được lưa thưa.

Anh thứ hai là anh Lenin, anh này đã từng được coi là vầng mặt trời soi sáng cho mọi dân tộc còn đang trong chế độ thuộc địa (kiểu kiểu như minh chủ võ lâm trong truyện của Kim Dung). Bọn tư bản phương Tây thì không ưa anh Lenin và thường xuyên lấy chân dung của anh để chế thành hình Devil và Satan.


Gần đây thì có anh William, hoàng tử Anh, công tước Cambridge vừa mới sang thăm Việt Nam. Cộng đồng mạng rất quý mến anh vì anh đã chơi bóng với trẻ em Việt Nam và đi ăn bún đậu mắm tôm trên phố cổ. Ngoài ra thì còn vô số các anh hói khác nổi tiếng trong mọi lĩnh vực từ chính trị đến văn nghệ thể thao như Socrates, Napoleon, Aristotle, Gandhi, Darwin, Churchill, Shakespeare,...

Thứ ba, hói đầu thường được xã hội nhận định là dấu hiệu của địa vị và học thức. Cái này thì tôi không chắc lắm nhưng quan niệm là quan niệm, chẳng phải mấy người hói đầu hay được gọi là "giáo sư" đó sao. Thêm vào đó số lượng người hói đầu trong xã hội ngày càng tăng cho thấy hói đầu không phải là một đặc tính sinh học xấu. Vì theo thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin (ông này cũng hói) các đặc tính sinh học xấu sẽ bị đào thải dần trong quá trình tiến hóa. Có vẻ như đàn ông hói đầu có những ưu thế nhất định trong việc kiếm bạn tình nên số lượng mới càng gia tăng như vậy.
Cuối cùng tôi nghĩ dẫu có một mái tóc dày hay là hói sọi thì hãy vẫn cứ trân trọng thứ mình có chứ đừng nên buồn bã đau khổ làm gì. Cuộc đời vẫn còn vô số thứ hay ho để làm cho dù bạn có tóc hay không. Nếu hứng thú bạn có thể xem thêm bài viết sau của BBC rất hay và thú vị.

Số liệu tôi lấy ra từ nghiên cứu này:
Hamilton, J. B. (1951). Patterned loss of hair in man: types and incidence. Annals of the New York Academy of Sciences53(3), 708-728.

Tuesday, 6 December 2016

Doing what is right, not what is easy

Initially, I think the title is only a quote from Harry Porter movie, but after searching for a while on the internet, I realize that "easy vs right" is really a hot topic to debate. Other words can be used with the same meaning, such as procrastination, self-discipline, laziness,...

People have to make decisions every day, hour, minute. And there is always a conflict of interest between what we should do and what we want to do. I myself have the same problem. In the morning, I have to choose between get up immediately after the clock ring or continue to sleep. After breakfast, I start my laptop and again consider between do my project or read manga, facebook,... In the last of the day, I hesitate between go to bed in time or finish a movie. The same process is replicated the next day.
I think most people know the different between the right things and the easy things, but not many can against the temptation. Economics explains that people always follow the purpose of utility maximization. The easy things are often related to entertainment, relaxation which provide higher utility than the right things. 
Doing the right things is always a hard choice, but it will pay back in long-term. I have been easy on myself for too long. This time I need to change. I list here my "To Do" list (updating because I can't think of all of this right now), and I will achieve them one by one.
My To Do list:
+) First, only check facebook once a week on Sunday (Done)
+) Second, only read manga once a week on Sunday
+) Third, go to bed before 12 p.m
+) Fourth, get up before 7 a.m (Done)
+) Fifth, no playing game during work
+) Sixth, no movie during work
+) Seventh, keep learning on coursera each week (Done)

Sunday, 4 December 2016

Trại súc vật

Tôi thích đọc sách và đọc tương đối đa dạng các thể loại, nhưng lại chưa bao giờ viết tóm tắt hay review về một quyển sách nào. Viết review sách là một cách để bản thân ghi nhớ được những ý tưởng chính trong cuốn sách và cũng để rèn ngòi bút. Đây sẽ là bài đầu tiên trong series các bài review về những cuốn sách tôi cho là hay.
Cuốn "Trại súc vật" - tên tiếng anh là Animal Farm - được viết bởi nhà văn người Anh Geogre Orwell vào năm 1945. Ông Geogre Orwell này rất là nổi tiếng và có nhiều tác phẩm văn học để đời. Tôi không biết có cơ quan, tổ chức nào đứng ra xếp hạng các cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 hay không, nhưng nếu bạn thử tìm kiếm với từ khóa 100 cuốn sách nên đọc, hoặc 100 cuốn sách hay nhất v.v... thì kiểu gì cũng xuất hiện sách của ông Geogre Orwell.

Ngoài cuốn Trại súc vật tôi còn biết một cuốn nữa cũng do ông ý viết có tên là 1984, nhưng cuốn này tôi đọc không trôi nên chỉ được vài chap đầu. Cuốn Trại súc vật thì khác, nó được viết dưới dạng truyện ngụ ngôn, hài hước, dí dỏm làm tôi cười suốt từ đầu đến cuối cuốn sách. 
Bối cảnh cuốn truyện là một cuộc nổi dậy của những con vật trong nông trại Điền Trang, đánh đuổi tất cả con người ra khỏi nông trại và thiết lập bộ máy quản lý của riêng chúng. Một loạt những tình tiết châm biếm được tác giả đưa vào trong cuốn truyện như 3 con lợn đã phát triển một hệ thống triết học có tên là Súc Sinh Kinh, các con vật gọi nhau là "đồng chí", câu cửa miệng của con ngựa đực có tên là Chiến Sĩ là "đồng chí Napoleon lúc nào cũng đúng", huân chương Súc Vật Hạng Nhất, con lợn có tên Chỉ Điểm năm nào cũng đưa ra các báo cáo với một loạt chỉ số thống kê để chứng minh nền kinh tế của trại đã đạt những bước tiến vượt bậc so với trước khi khởi nghĩa v.v...
Đọc cuốn Trại súc vật bạn sẽ kinh ngạc vì những mô tả vô cùng chính xác của Geogre Orwell về nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1945, và tôi thấy nó còn đúng đến cả bây giờ. Cuốn sách này rất tiếc không được xuất bản ở Việt Nam (cũng đúng thôi vì nó đi ngược với ý thức hệ), nhưng cá nhân tôi cảm thấy đây thực sự là một cuốn sách rất nên đọc. Đọc không phải để châm biếm hay mang chế độ ra làm trò cười mà đọc để thấy những chỗ khiếm khuyết, để thấy những bài học, để không đi vào vết xe đổ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mà cách đây vài chục năm thôi ông bà, cha mẹ chúng ta tin tưởng đó là đường đến tương lai.

Saturday, 26 November 2016

Some thought about Fidel's death

After Fidel died at 90 years old, people around the world pay tribute in different ways. Some express pity and mourn for his death such as former president Obama, Pope Francis, and communist party leaders. Others like Goerge J.Borjas (a Cuban that run away from Fidel's regime, and now is a economics prof at Havard) and president Trump say a "good riddance".
Let's look at what Fidel have done during his life to make Cuba a communist utopia.
First, he nationalized all the factories. Recently Cuba has loosen its regulation, entrepreneurs in Cuba are only allowed to act in 201 categories of activities. That simply destroys the economic motivation of the country. 
Second, he destroyed the national currency by issuing excessive cash. Next, he changed to a new paper and required all citizens to exchange their old paper with some limit on the amount of transaction. That is what exactly Vietnam did after 1975. Cubans and Vietnamese were robbed all the wealth they have to spend their whole life to collect after just one night.
Third, he runs a punishment strategy on all the people that previously worked in the previous regime. That including their family and their relatives even they didn't work for the previous regime or was born after the regime collapse. If one was born on family that related to the previous regime, he never has a chance to find a job in Fidel's regime. That is even worse than racism. No wonder that hundred thousands of Cuban ran away from Fidel, most of them went to Miami, Florida (see the movie Scar Face). Vietnam also shares the same dark time as million of boat people run away, make it one of the largest migration on earth after the Jew's migration.
Nowaday, Cuba's economy has not changed much after 50 years of Fidel's leadership. Cuba is still rely on grants from other alliance such as Russia, Venezuela. Less than 5% of Cubans have access to the internet. VTV has made a video report show that Cubans gathering around a big hotel to access the hotel's wifi.
You might say that I am no one to judge a historic figure like Fidel, but as one of my favorite author has said "History are circles that repeat over and over, and we have to remember the lesson in the past to not repeat it in the future. If we don't dare to judge the past, then we can never learn anything." Fidel made a revolution to defeat tyrant Baptista, but sadly he became a tyrant afterward and even worse.
More on Fidel's death can be found in here and here.


Friday, 25 November 2016

Superman vs The Elite

Just watched this movie on the HBO. Though it's animated movie made for entertainment, but it posted questions that should be noticed.
Superman is the peace protector for long-time. He fights bad guys and put them in jail. He never kills and never wants to use violence. His argument is that violence can't solve the problem and everyone should be treated equally under the law.
The Elite is a group of super humans. They also want to protect people, but they have no rules, no boundaries, no jurisdictions. Their philosophy is that bad guys are deserved to be killed and by clearing bad guys out, they can protect people.
So which one would you prefer? What your opinion?

In this movie, people like the idea of The Elite at first; then, Superman shows them that violence only brings more violence. I myself prefer The Elite but in my opinion, none of them was totally right.
The Superman's way is more appropriate if we have a strong and transparent government. There is no point to believe that everyone will be treated equally under a weak, corrupt government.
The Elite's way is more appropriate in time of chaos, when people lose their hope in the government. We have seen many times in the past, people have to trust in the outlaw like Robinhood, Zorro, etc. to provide justice.
Finally, Superman beat up The Elite and continue to be the Earth protector. The lesson here is that normal person (like you and me) just don't have the right to choose the way we regulated. The strong one will set the rule and we can do nothing but abide it. Law is a relative term and it's always constructed under the interest of some individuals.


Monday, 21 November 2016

How to find research papers/ Cách tìm bài báo khoa học

One problem we have to face when doing research is finding appropriate papers to read. There are tons of papers, articles on the internet, and we don't have time to read all of this. That's why we should know how to choose the best among all the things we can access. Sometimes, It is just like finding the needle in a haystack. Hereafter, I will show you the way I often use to find research papers.
First of all, I locate the good sources. Good sources here mean a good journal or a famous author on my research topic. Where to find them? This is a two-fold question, so I will show you firstly how to find a good journal.
To find a good journal, I go to the journal ranking site (I often use http://www.scimagojr.com/journalrank.php). Type in the search box the keyword, for examples budget, or insurance, or whatever you want, the site will return to you all journals that have the keyword. I searched the keyword "public finance" and here what I got.
A good journal will have a high ranking and will be referenced many times, so I click on each of the journals and looking for this information. A journal can be ranked Q1, Q2, Q3, or Q4. Q1 and Q2 mean very good, Q3 is good, and Q4 is acceptable. Moreover, I look at how many times an article in this journal be referenced. The higher the better. For example, the International Tax and Public Finance is a Q2 journal in Finance area, and citation per document is about 0.9 during the period of 2005 - 2015. This means it is a good journal, so I go to the journal website (google it) and looking for paper.
On the journal website, I will read its aims and scopes first to be sure that it is perfectly fit my purpose. If it fit, then I use the search within journal box to find the appropriate articles. This time, I use a more specific keyword, for examples "income tax".
That's how I find a good paper in a good journal. Another way is to find a good author in my research topic. There are several ways to spot the good authors. Looking at the bibliography in the paper found above and see who is frequently mentioned, or go to https://scholar.google.com and use the same keyword. Here I use the keyword "income tax", hence looking for the author with high citation. Many researchers have their profiles public on google scholar. Read through the profile we can determine if their major field and their current research topic fit ours.
When you have found the good sources, next step is downloading paper. Unfortunately, we have to pay for each paper (normally ranging from 30 - 50$). It is costly and risky because we couldn't know if the paper is useful unless we read through it. However, there are tricky ways to get the paper we want. Many researchers publish their papers on https://www.researchgate.net/, so go there and search. If it's not working, we still have a back-up i.e. go to http://sci-hub.io/ then input the link of the paper or the DOI. Hit enter, and BINGO. The paper is automatically downloaded. It's illegal to download without payment, so think twice before do it.
Dịch:
Khi làm nghiên cứu chúng ta thường phải đọc rất nhiều paper. Chỉ cần search trên google cũng ra hàng đống bài báo, tuy nhiên chúng ta không có đủ thời gian và cũng không nên đọc hết vì trên google có đủ thượng vàng hạ cám. Sau đây tôi sẽ giới thiệu cách tôi vẫn sử dụng để tìm các paper cho nghiên cứu.
Đầu tiên, phải xác định được nguồn thông tin tốt. Nguồn tốt nghĩa là bài báo được đăng bởi các tạp chí uy tín, hoặc được viết bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực. Làm thế nào để tìm được các tạp chí uy tín?
Tôi sử dụng trang xếp hạng tạp chí là http://www.scimagojr.com/journalrank.php . Truy cập vào đó và tìm theo từ khóa, ví dụ tôi đang nghiên cứu về Public Finance thì sẽ dùng luôn từ này làm từ khóa. Trang xếp hạng sẽ trả về những tạp chí có từ khóa này. Tiếp theo tôi click vào từng kết quả để xem xếp hạng của tạp chí đó. Xếp hạng Q1 hoặc Q2 có nghĩa là tạp chí rất tốt, Q3 là tốt, còn Q4 là chấp nhận được. Sau đó tôi còn xem thêm số lượt trích dẫn của tạp chí. Càng nhiều lượt trích dẫn nghĩa là tạp chí càng tốt. Khi đã chọn được tạp chí phù hợp, tôi sẽ vào trực tiếp website của tạp chí đó và dùng tính năng tìm kiếm các bài báo trong tạp chí. Lúc này sẽ sử dụng các từ khóa chi tiết hơn ví dụ như Income Tax chẳng hạn.
Đó là cách tìm nguồn tạp chí, còn cách khác là tìm theo nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực. Để biết ai là người có uy tín, có nhiều ảnh hưởng thì phải đọc. Khi đọc các paper tìm được theo cách vừa trình bày ở trên, hãy chú ý đến phần trích dẫn, thường thì những nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực đó sẽ được trích dẫn nhiều lần ở nhiều bài báo. Một cách khác để tìm nhà nghiên cứu uy tín là lên trang google.scholar và cũng search theo từ khóa. Nhìn vào những bài báo có nhiều lượt trích dẫn xem tác giả tên là gì. Nhiều nhà nghiên cứu có profile trên google scholar cho phép chúng ta xem những công trình họ đã xuất bản, từ đó có thể nhận định được hướng nghiên cứu, lĩnh vực họ quan tâm.
Sau khi đã tìm được nguồn thông tin tốt thì bước tiếp là tải thông tin về. Tuy nhiên bạn thường phải trả tiền để mua các bài báo. Một bài báo có giá khoảng 30 - 50$ mà mua về chưa chắc đã phù hợp với nội dung nghiên cứu của mình. May là có cách để tiết kiệm đó là bạn có thể vào trang Researchgate. Nhiều nhà nghiên cứu publish công khai các công trình trên trang này, bạn có thể vào tìm kiếm hoặc gửi thư xin họ. Nếu không hiệu quả thì có 1 cách khác (tuy là không hợp pháp) đó là bạn vào trang sci-hub.io và điền link bài báo hoặc số DOI (một dạng mã mà bài báo nào cũng có) thì nó sẽ tự động tải về cho bạn.

Friday, 18 November 2016

Structure of a Research paper Cấu trúc một bài báo khoa học

It's quite late; however, I have decide to write so I must finish the 1st post before go to bed. 
When conducting research, we have to read normally few dozens to hundred of paper. The papers could be up to 100 pages length. So, it is a huge amount of reading. Knowing the structure of the paper could help us navigate more quickly. 
A normal paper can be divided into 3 main part according to the research process:

First, the researcher poses a question
Second, the researcher gathers data to answer the question
Third, the researcher present the answer

In the first part, we should see:
+) The title which normally (but not always) states the topic, the method, the time, the location, the participants of the study
+) The author information
+) The abstract which is a short summary of the study (normally less than 150 words). The abstract highlight the most important information of the study. We should read the abstract first so that we can decide to read the rest of the paper or not.
+) The introduction in which the researcher describes the research problem, reviews previous researches on this problem (so-called the literature review), and states the research purposes.

The second part includes:
+) The research design i.e. the participants, using qualitative or quantitative method.
+) The method to gather data i.e. questionnaire, interview, etc.
+) The method to analyse data.

The third part is the most important part of the paper. Some people read it right after the abstract. In the third part:
+) The result section is where researcher presents the analysis result.
+) In the conclusion, the researcher interprets how the result answer the research question, whether it confirm or dis-confirm the hypothesis. The researcher might states some weakness of the study and indicate some way for other researchers to improve in the future.
+) The biography cites all the referenced studies.
+) The appendixes (may or may not) provides extra information such as the data, tables, graphs, etc.

Above is the typical structure of a paper.

Dịch:
Hơi muộn nhưng vì đã hạ quyết tâm sẽ viết nên tôi cố hoàn thành trước khi đi ngủ.
Khi làm nghiên cứu, chúng ta thường phải đọc hàng chục đến cả trăm bài báo. Mà bài báo khoa học thì thường rất dài, có thể đến cả trăm trang. Vì vậy nếu nắm được cấu trúc bài báo thì sẽ giúp đọc nhanh hơn nhiều.
Một bài báo thường gồm 3 phần tương ứng với quy trình nghiên cứu:
Phần 1 là đặt câu hỏi nghiên cứu
Phần 2 là thu thập dữ liệu để trả lời câu hỏi
Phần 3 là đưa ra câu trả lời
Trong phần 1 thường gồm các nội dung sau:
+) Tiêu đề cho biết vấn đề nghiên cứu, và có thể cho biết cả phương pháp nghiên cứu, không gian, thời gian nghiên cứu.
+) Tác giả
+) Tóm tắt cho biết các nội dung chính của bài báo (thường ngắn dưới 150 chữ). Chúng ta cần đọc phần tóm tắt trước tiên để xem bài báo có đúng vấn đề mình cần không rồi hãy đọc sang các phần sau.
+) Giới thiệu là phần mà nhà nghiên cứu sẽ dẫn dắt người đọc đến với câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu các nghiên cứu đi trước, và đề ra các mục tiêu của nghiên cứu này phải giải quyết.
Phần 2 sẽ gồm:
+) Nghiên cứu được thiết kế như thế nào.
+) Phương pháp thu thập dữ liệu nào được sử dụng
+) Phương pháp phân tích dữ liệu nào được sử dụng
Phần 3 là phần quan trọng nhất trong bài báo, nhiều người đọc báo chỉ đọc mỗi phần 3 là cũng lấy được các thông tin mình cần. Trong phần 3 có:
+) Phần kết quả phân tích
+) Phần kết luận, nhà nghiên cứu lý giải các kết quả phân tích giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu như thế nào. Nhà nghiên cứu còn có thể chỉ ra các điểm hạn chế trong bài báo và đề xuất các hướng đi mới cho người khác tiếp tục nghiên cứu.
+) Danh mục tài liệu tham khảo
+) Phụ lục khác như bảng, biểu, dữ liệu đã thu thập v.v...