Friday, 18 November 2016

Structure of a Research paper Cấu trúc một bài báo khoa học

It's quite late; however, I have decide to write so I must finish the 1st post before go to bed. 
When conducting research, we have to read normally few dozens to hundred of paper. The papers could be up to 100 pages length. So, it is a huge amount of reading. Knowing the structure of the paper could help us navigate more quickly. 
A normal paper can be divided into 3 main part according to the research process:

First, the researcher poses a question
Second, the researcher gathers data to answer the question
Third, the researcher present the answer

In the first part, we should see:
+) The title which normally (but not always) states the topic, the method, the time, the location, the participants of the study
+) The author information
+) The abstract which is a short summary of the study (normally less than 150 words). The abstract highlight the most important information of the study. We should read the abstract first so that we can decide to read the rest of the paper or not.
+) The introduction in which the researcher describes the research problem, reviews previous researches on this problem (so-called the literature review), and states the research purposes.

The second part includes:
+) The research design i.e. the participants, using qualitative or quantitative method.
+) The method to gather data i.e. questionnaire, interview, etc.
+) The method to analyse data.

The third part is the most important part of the paper. Some people read it right after the abstract. In the third part:
+) The result section is where researcher presents the analysis result.
+) In the conclusion, the researcher interprets how the result answer the research question, whether it confirm or dis-confirm the hypothesis. The researcher might states some weakness of the study and indicate some way for other researchers to improve in the future.
+) The biography cites all the referenced studies.
+) The appendixes (may or may not) provides extra information such as the data, tables, graphs, etc.

Above is the typical structure of a paper.

Dịch:
Hơi muộn nhưng vì đã hạ quyết tâm sẽ viết nên tôi cố hoàn thành trước khi đi ngủ.
Khi làm nghiên cứu, chúng ta thường phải đọc hàng chục đến cả trăm bài báo. Mà bài báo khoa học thì thường rất dài, có thể đến cả trăm trang. Vì vậy nếu nắm được cấu trúc bài báo thì sẽ giúp đọc nhanh hơn nhiều.
Một bài báo thường gồm 3 phần tương ứng với quy trình nghiên cứu:
Phần 1 là đặt câu hỏi nghiên cứu
Phần 2 là thu thập dữ liệu để trả lời câu hỏi
Phần 3 là đưa ra câu trả lời
Trong phần 1 thường gồm các nội dung sau:
+) Tiêu đề cho biết vấn đề nghiên cứu, và có thể cho biết cả phương pháp nghiên cứu, không gian, thời gian nghiên cứu.
+) Tác giả
+) Tóm tắt cho biết các nội dung chính của bài báo (thường ngắn dưới 150 chữ). Chúng ta cần đọc phần tóm tắt trước tiên để xem bài báo có đúng vấn đề mình cần không rồi hãy đọc sang các phần sau.
+) Giới thiệu là phần mà nhà nghiên cứu sẽ dẫn dắt người đọc đến với câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu các nghiên cứu đi trước, và đề ra các mục tiêu của nghiên cứu này phải giải quyết.
Phần 2 sẽ gồm:
+) Nghiên cứu được thiết kế như thế nào.
+) Phương pháp thu thập dữ liệu nào được sử dụng
+) Phương pháp phân tích dữ liệu nào được sử dụng
Phần 3 là phần quan trọng nhất trong bài báo, nhiều người đọc báo chỉ đọc mỗi phần 3 là cũng lấy được các thông tin mình cần. Trong phần 3 có:
+) Phần kết quả phân tích
+) Phần kết luận, nhà nghiên cứu lý giải các kết quả phân tích giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu như thế nào. Nhà nghiên cứu còn có thể chỉ ra các điểm hạn chế trong bài báo và đề xuất các hướng đi mới cho người khác tiếp tục nghiên cứu.
+) Danh mục tài liệu tham khảo
+) Phụ lục khác như bảng, biểu, dữ liệu đã thu thập v.v... 


No comments:

Post a Comment