Bài hôm nay sẽ tổng kết lại những bộ truyện tranh mà tôi thích nhất. Bản thân tôi cũng đọc rất nhiều bộ truyện tranh (Nhật, Hàn, Mỹ, ta đủ cả) nhưng có bộ chỉ đọc 1 lần rồi thôi, có bộ thì đọc đi đọc lại, lâu lâu nhớ lại mở ra đọc. Một bộ truyện hay đối với tôi phải có các tiêu chí sau:
Thứ nhất, vẽ phải đẹp. Không cần quá hoa hòe hoa sói như mấy truyện chưởng của tàu nhưng cũng không được nhom nhem, nhìn như tranh trẻ con vẽ.
Thứ hai, cốt truyện phải hợp lý, logic, các tình tiết diễn biến theo kịch bản tác giả đã hình dung từ khi bắt đầu câu truyện. Rất nhiều truyện khởi đầu thì hay nhưng sau vài trăm chap, tác giả cạn ý tưởng nên phang bừa ra những thứ chẳng logic tý nào. Điển hình là Naruto khi mà gần cuối truyện lòi ra một đống thằng không biết từ đâu đến, mạnh siêu cấp.
Thứ ba, phải hài hước. Vốn truyện tranh là sản phẩm để giải trí, giảm căng thẳng nên cần nhiều yếu tố gây cười. Bộ truyện nào mà hack não thì tôi cũng không muốn đọc.
Thứ tư, sau cùng bộ truyện phải truyền tải được những bài học giá trị nào đó cho người đọc. Những bài học, triết lý cuộc sống truyền tải qua truyện tranh sẽ được tiếp nhận tự nhiên, dễ dàng hơn là sách đạo đức.
Sau đây là những bộ truyện tranh ưa thích của tôi (sắp xếp lung tung, vì khó xác định bộ nào hay hơn bộ nào):
+) Kattobi Itto
Tôi rất thích đá bóng nên cũng thích đọc truyện về bóng đá. Có không ít bộ truyện về chủ đề này nhưng không để lại cho tôi nhiều ấn tượng lắm ngoại trừ bộ Kattobi Itto (trước đây được NXB Kim Đồng phát hành với tên gọi là Jindo). Ngày học cấp 2, tôi cứ đợi thằng bạn cùng lớp mua truyện này là mượn mang về rồi đọc đi đọc lại trong buổi tối để hôm sau còn trả nó. Sau này vẫn thỉnh thoảng đọc lại trên các trang đọc truyện online. Tôi thích nhất chàng lùn Itto - luôn luôn lạc quan, hết mình với bạn bè và khi vào trận thì không bao giờ sợ hãi dù đối thủ có mạnh đến đâu.
+) Great Teacher Onizuka (GTO)
Bộ truyện về thầy giáo bá đạo Onizuka. Mặc dù bề ngoài như một thằng côn đồ suốt ngày chỉ quậy phá, đánh lộn, đua xe và xem JAV nhưng Onizuka lại chạm đến trái tim của học sinh, cảm hóa được cả những học sinh siêu cá biệt. Có thể nghe hơi buồn cười, nhưng Onizuka chính là hình mẫu giáo viên mà tôi muốn trở thành - một người thầy chân chính không bao giờ bỏ rơi học sinh của mình. Bộ truyện sẽ cho bạn được cười sảng khoái vì độ bựa vô đối của Onizuka và cũng cho bạn những triết lý cuộc sống sâu sắc về tuổi thơ, tình cảm gia đình, bạn bè, thầy trò. Rất thích một số câu nói của thầy Onizuka như:
- "Bằng cấp và học vấn rất quan trọng nhưng có một tuổi thơ đẹp cũng quan trọng không kém"
- "Nếu tôi là giáo viên tôi sẽ không bao giờ gọi học sinh của mình là đồ bỏ đi"
+) Tây du
Truyện Tây du ký thì quá quen thuộc với hầu hết người Việt Nam. Mọi người vẫn xem đi xem lại bộ phim tây du ký sản xuất năm 1996 vào mỗi dịp hè mà không thấy chán. Nhiều bộ truyện tranh cũng dựa vào truyện gốc tây du ký để sáng tác với các nhân vật anh khỉ Ngộ Không, anh trư Bát giới v.v... Tây Du là một bộ truyện như vậy nhưng các nhân vật, và cốt truyện lại khác xa so với nguyên gốc. Trong Tây Du thì Đường Tăng không còn yếu ớt mà rất giỏi võ, bặm trợn, sẵn sàng cân nguyên team yêu quái; các thiên thần trên trời không phải toàn người tốt mà phân thành 2 phe, trong đó 1 phe chuyên làm ác, ăn thịt người; Sa tăng không phải là yêu quái ở sông mà là yêu quái ở Sa mạc v.v... Những sáng tạo đi ngược hoàn toàn nguyên tác lại mang đến thành công không ngờ làm tôi rất thích bộ truyện này vì các tác giả không còn bị đóng khung trong lối mòn suy nghĩ. +) Kingdom (Vương giả thiên hạ)
Bộ truyện này tôi mới đọc gần đây và vẫn đang tiếp tục được sáng tác. Kingdom lấy bối cảnh là thời chiến quốc khi Tần Thủy Hoàng đánh dẹp các nước chư hầu để thống nhất Trung Hoa. Lịch sử giai đoạn này được ghi chép tương đối sơ sài. Các tác giả đã dựa vào những điển tích lịch sử và các thông tin vụn vặt thu thập được từ các bộ sử để sáng tạo ra một cốt truyện vô cùng chi tiết. Ai là fan của dã sử, của các trận chiến chiếm đất công thành thì không thể không yêu thích bộ truyện Kingdom.
+) Rainbow
Câu chuyện bắt đầu với 6 thanh niên cùng một phòng giam trong trại giáo dưỡng Shounan. Họ đã gặp một người anh cùng phòng và 7 người trở nên thân thiết, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong trại giáo dưỡng. Khi được ra ngoài, họ vẫn tiếp tục duy trình tình bạn thân thiết và luôn có mặt mỗi khi ai đó trong nhóm gặp khó khăn. Xuyên suốt bộ truyện, tác giả lột tả những mặt trái của xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, qua đó tôn vinh tình anh em, bạn bè, tình cảm gia đình. Rất nhiều chi tiết trong truyện xứng đáng được dùng để minh họa cho những bài học đạo đức, triết lý sống. Ví dụ tình huống một thằng con lấy trộm tiền của nhà, vay mượn của bạn bè và bỏ nhà ra đi vì muốn bỏ trốn với một gái điếm nhưng đến khi quay trở về nhà bà mẹ không hề trách mắng một lời mà chỉ mỉm cười nói rằng "mừng con đã về nhà". Đọc truyện tôi thấy phảng phất lời bài hát "Kim sinh duyên".
Tạm thời dừng ở đây đã, còn một số bộ truyện rất hay nữa tôi sẽ cập nhật sau.
Thứ nhất, vẽ phải đẹp. Không cần quá hoa hòe hoa sói như mấy truyện chưởng của tàu nhưng cũng không được nhom nhem, nhìn như tranh trẻ con vẽ.
Thứ hai, cốt truyện phải hợp lý, logic, các tình tiết diễn biến theo kịch bản tác giả đã hình dung từ khi bắt đầu câu truyện. Rất nhiều truyện khởi đầu thì hay nhưng sau vài trăm chap, tác giả cạn ý tưởng nên phang bừa ra những thứ chẳng logic tý nào. Điển hình là Naruto khi mà gần cuối truyện lòi ra một đống thằng không biết từ đâu đến, mạnh siêu cấp.
Thứ ba, phải hài hước. Vốn truyện tranh là sản phẩm để giải trí, giảm căng thẳng nên cần nhiều yếu tố gây cười. Bộ truyện nào mà hack não thì tôi cũng không muốn đọc.
Thứ tư, sau cùng bộ truyện phải truyền tải được những bài học giá trị nào đó cho người đọc. Những bài học, triết lý cuộc sống truyền tải qua truyện tranh sẽ được tiếp nhận tự nhiên, dễ dàng hơn là sách đạo đức.
Sau đây là những bộ truyện tranh ưa thích của tôi (sắp xếp lung tung, vì khó xác định bộ nào hay hơn bộ nào):
+) Kattobi Itto
Tôi rất thích đá bóng nên cũng thích đọc truyện về bóng đá. Có không ít bộ truyện về chủ đề này nhưng không để lại cho tôi nhiều ấn tượng lắm ngoại trừ bộ Kattobi Itto (trước đây được NXB Kim Đồng phát hành với tên gọi là Jindo). Ngày học cấp 2, tôi cứ đợi thằng bạn cùng lớp mua truyện này là mượn mang về rồi đọc đi đọc lại trong buổi tối để hôm sau còn trả nó. Sau này vẫn thỉnh thoảng đọc lại trên các trang đọc truyện online. Tôi thích nhất chàng lùn Itto - luôn luôn lạc quan, hết mình với bạn bè và khi vào trận thì không bao giờ sợ hãi dù đối thủ có mạnh đến đâu.
+) Great Teacher Onizuka (GTO)
Bộ truyện về thầy giáo bá đạo Onizuka. Mặc dù bề ngoài như một thằng côn đồ suốt ngày chỉ quậy phá, đánh lộn, đua xe và xem JAV nhưng Onizuka lại chạm đến trái tim của học sinh, cảm hóa được cả những học sinh siêu cá biệt. Có thể nghe hơi buồn cười, nhưng Onizuka chính là hình mẫu giáo viên mà tôi muốn trở thành - một người thầy chân chính không bao giờ bỏ rơi học sinh của mình. Bộ truyện sẽ cho bạn được cười sảng khoái vì độ bựa vô đối của Onizuka và cũng cho bạn những triết lý cuộc sống sâu sắc về tuổi thơ, tình cảm gia đình, bạn bè, thầy trò. Rất thích một số câu nói của thầy Onizuka như:
- "Bằng cấp và học vấn rất quan trọng nhưng có một tuổi thơ đẹp cũng quan trọng không kém"
- "Nếu tôi là giáo viên tôi sẽ không bao giờ gọi học sinh của mình là đồ bỏ đi"
+) Tây du
Truyện Tây du ký thì quá quen thuộc với hầu hết người Việt Nam. Mọi người vẫn xem đi xem lại bộ phim tây du ký sản xuất năm 1996 vào mỗi dịp hè mà không thấy chán. Nhiều bộ truyện tranh cũng dựa vào truyện gốc tây du ký để sáng tác với các nhân vật anh khỉ Ngộ Không, anh trư Bát giới v.v... Tây Du là một bộ truyện như vậy nhưng các nhân vật, và cốt truyện lại khác xa so với nguyên gốc. Trong Tây Du thì Đường Tăng không còn yếu ớt mà rất giỏi võ, bặm trợn, sẵn sàng cân nguyên team yêu quái; các thiên thần trên trời không phải toàn người tốt mà phân thành 2 phe, trong đó 1 phe chuyên làm ác, ăn thịt người; Sa tăng không phải là yêu quái ở sông mà là yêu quái ở Sa mạc v.v... Những sáng tạo đi ngược hoàn toàn nguyên tác lại mang đến thành công không ngờ làm tôi rất thích bộ truyện này vì các tác giả không còn bị đóng khung trong lối mòn suy nghĩ. +) Kingdom (Vương giả thiên hạ)
Bộ truyện này tôi mới đọc gần đây và vẫn đang tiếp tục được sáng tác. Kingdom lấy bối cảnh là thời chiến quốc khi Tần Thủy Hoàng đánh dẹp các nước chư hầu để thống nhất Trung Hoa. Lịch sử giai đoạn này được ghi chép tương đối sơ sài. Các tác giả đã dựa vào những điển tích lịch sử và các thông tin vụn vặt thu thập được từ các bộ sử để sáng tạo ra một cốt truyện vô cùng chi tiết. Ai là fan của dã sử, của các trận chiến chiếm đất công thành thì không thể không yêu thích bộ truyện Kingdom.
+) Rainbow
Câu chuyện bắt đầu với 6 thanh niên cùng một phòng giam trong trại giáo dưỡng Shounan. Họ đã gặp một người anh cùng phòng và 7 người trở nên thân thiết, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong trại giáo dưỡng. Khi được ra ngoài, họ vẫn tiếp tục duy trình tình bạn thân thiết và luôn có mặt mỗi khi ai đó trong nhóm gặp khó khăn. Xuyên suốt bộ truyện, tác giả lột tả những mặt trái của xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, qua đó tôn vinh tình anh em, bạn bè, tình cảm gia đình. Rất nhiều chi tiết trong truyện xứng đáng được dùng để minh họa cho những bài học đạo đức, triết lý sống. Ví dụ tình huống một thằng con lấy trộm tiền của nhà, vay mượn của bạn bè và bỏ nhà ra đi vì muốn bỏ trốn với một gái điếm nhưng đến khi quay trở về nhà bà mẹ không hề trách mắng một lời mà chỉ mỉm cười nói rằng "mừng con đã về nhà". Đọc truyện tôi thấy phảng phất lời bài hát "Kim sinh duyên".
Tạm thời dừng ở đây đã, còn một số bộ truyện rất hay nữa tôi sẽ cập nhật sau.
No comments:
Post a Comment