Giải quyết xong hết các việc tồn đọng của năm cũ cũng mất gần 1 tháng. Blog của tôi bị bỏ bê sắp mọc rêu mất rồi. Cái công việc tồn đọng mà tôi nói ở đây là cái đề tài NCKH của giáo viên. Theo quy định thì mỗi năm một giáo viên phải đảm bảo một định mức NCKH nhất định. Cái định mức này được tính theo đơn vị là giờ, ví dụ như tôi hiện tại là phải đạt 80 giờ NCKH/năm, còn sắp tới sẽ thay đổi quy định nâng lên 120 giờ/năm. Cách tính giờ thì như sau: đề tài NCKH ở khoa sẽ được tính là 150 giờ, ở học viện sẽ được tính là 500 giờ (cấp càng cao thì giờ càng nhiều). Như tôi cứ làm 1 đề tài cấp khoa hoặc tham gia 1 đề tài cấp học viện là sẽ đủ định mức. Còn nếu không làm đề tài thì phải viết cỡ khoảng 10 bài báo mới đủ.
Việc làm đề tài là không bắt buộc nhưng nếu không đạt định mức NCKH sẽ bị phạt nên gần như ai cũng làm. Hơn nữa việc làm 1 đề tài nói chung nhẹ nhàng hơn và dễ hơn việc phải viết 10 bài báo. Cách tính điểm NCKH như vậy cũng không có gì là sai. Tôi chưa tìm hiểu các trường lớn hay các nước tiên tiến họ làm như thế nào nhưng đoán là cũng phải có một cách thức quy đổi tương tự để áp định mức cho mỗi giảng viên. Tôi chỉ không hài lòng về một số khía cạnh trong cách triển khai ở trường tôi:
Thứ nhất, đề tài do giảng viên đề xuất, đăng ký và tổng hợp lên để ban Khoa học phê duyệt. Khi nào được phê duyệt thì lúc đó mới chắc chắn được thực hiện. Còn đề xuất lên mà không phê thì thôi xong. Cái đáng nói là quy trình này diễn ra khá chậm, thường là đến tháng 4 mới có quyết định phê duyệt. Vậy thực tế giảng viên chỉ còn 8 tháng để làm chứ không phải 12 tháng. Năm nay có tiến bộ hơn, mới tháng 2 đã phê duyệt rồi.
Thứ hai, đề tài được phân bổ mang tính chia đều (làm sao để khoa nào cũng có, bộ môn nào cũng có, trẻ có già có). Làm như vậy thì giữ được hòa khí trong trường, nhưng rõ ràng dàn đều thì không thể tối ưu hiệu quả đồng vốn (cái này ai chả biết). Thêm nữa là dàn đều nên số tiền cho mỗi đề tài cũng rất ít. Tính sơ sơ một năm khoảng gần 200 đề tài, mà tổng kinh phí cũng được đâu đó cỡ 3 4 tỷ nên tiền cho mỗi đề tài chỉ khoảng 20 triệu (đề tài cấp trường) và 7 triệu (đề tài cấp khoa).
Điểm cuối cùng, thực ra đây là kết quả của 2 điểm vừa kể ở trên. Do tiền ít, phê duyệt chậm nên mọi người đều mang tâm lý là làm cho xong, cho đủ định mức mà ít đầu tư cho chất lượng nên hàng năm trường làm rất nhiều đề tài mà chả có mấy cái có giá trị.
Mấy điều trên tôi chỉ bàn cho vui chứ không có ý đả kích hay chống phá gì, nếu ai có xem được thì cũng vui lòng đừng gán cho tôi mấy cái tội mà tôi không làm. Để an toàn tôi cũng không publish bài này, chỉ để draft thôi. Xã hội nhiều thằng hay cắn trộm, cẩn thận không lại thiệt thân.
Năm nay có người bày cho tôi mẹo là thay vì làm 1 đề tài như đăng ký tôi cứ làm 2 hay 3 cái tùy khả năng xong sang các năm sau sẽ lấy ra đăng ký dần dần. Với cách làm việc "làm cho đủ định mức, giữ hòa khí chung" thì khả năng đề tài bị loại cũng khá thấp. Như vậy tôi chỉ cần làm 1 năm mà dùng được cho mấy năm sau. Ý tưởng quá hay, thế mà mình không nghĩ ra sớm. Phải cảm ơn cô bạn mới quen đã gợi ý cho tôi.
Việc làm đề tài là không bắt buộc nhưng nếu không đạt định mức NCKH sẽ bị phạt nên gần như ai cũng làm. Hơn nữa việc làm 1 đề tài nói chung nhẹ nhàng hơn và dễ hơn việc phải viết 10 bài báo. Cách tính điểm NCKH như vậy cũng không có gì là sai. Tôi chưa tìm hiểu các trường lớn hay các nước tiên tiến họ làm như thế nào nhưng đoán là cũng phải có một cách thức quy đổi tương tự để áp định mức cho mỗi giảng viên. Tôi chỉ không hài lòng về một số khía cạnh trong cách triển khai ở trường tôi:
Thứ nhất, đề tài do giảng viên đề xuất, đăng ký và tổng hợp lên để ban Khoa học phê duyệt. Khi nào được phê duyệt thì lúc đó mới chắc chắn được thực hiện. Còn đề xuất lên mà không phê thì thôi xong. Cái đáng nói là quy trình này diễn ra khá chậm, thường là đến tháng 4 mới có quyết định phê duyệt. Vậy thực tế giảng viên chỉ còn 8 tháng để làm chứ không phải 12 tháng. Năm nay có tiến bộ hơn, mới tháng 2 đã phê duyệt rồi.
Thứ hai, đề tài được phân bổ mang tính chia đều (làm sao để khoa nào cũng có, bộ môn nào cũng có, trẻ có già có). Làm như vậy thì giữ được hòa khí trong trường, nhưng rõ ràng dàn đều thì không thể tối ưu hiệu quả đồng vốn (cái này ai chả biết). Thêm nữa là dàn đều nên số tiền cho mỗi đề tài cũng rất ít. Tính sơ sơ một năm khoảng gần 200 đề tài, mà tổng kinh phí cũng được đâu đó cỡ 3 4 tỷ nên tiền cho mỗi đề tài chỉ khoảng 20 triệu (đề tài cấp trường) và 7 triệu (đề tài cấp khoa).
Điểm cuối cùng, thực ra đây là kết quả của 2 điểm vừa kể ở trên. Do tiền ít, phê duyệt chậm nên mọi người đều mang tâm lý là làm cho xong, cho đủ định mức mà ít đầu tư cho chất lượng nên hàng năm trường làm rất nhiều đề tài mà chả có mấy cái có giá trị.
Mấy điều trên tôi chỉ bàn cho vui chứ không có ý đả kích hay chống phá gì, nếu ai có xem được thì cũng vui lòng đừng gán cho tôi mấy cái tội mà tôi không làm. Để an toàn tôi cũng không publish bài này, chỉ để draft thôi. Xã hội nhiều thằng hay cắn trộm, cẩn thận không lại thiệt thân.
Năm nay có người bày cho tôi mẹo là thay vì làm 1 đề tài như đăng ký tôi cứ làm 2 hay 3 cái tùy khả năng xong sang các năm sau sẽ lấy ra đăng ký dần dần. Với cách làm việc "làm cho đủ định mức, giữ hòa khí chung" thì khả năng đề tài bị loại cũng khá thấp. Như vậy tôi chỉ cần làm 1 năm mà dùng được cho mấy năm sau. Ý tưởng quá hay, thế mà mình không nghĩ ra sớm. Phải cảm ơn cô bạn mới quen đã gợi ý cho tôi.
No comments:
Post a Comment