Tôi rất hâm mộ trang "X-file history" của anh Dũng Phan và anh Sơn Lê. Hai anh đều còn rất trẻ và không phải người nghiên cứu chuyên sâu về sử học. Anh Sơn Lê thì tôi không biết bao nhiêu tuổi, còn anh Dũng Phan chỉ hơn tôi có đúng 1 tuổi và đang làm kỹ sư xây dựng kiêm viết báo. Hai anh có niềm say mê rất lớn với lịch sử Việt Nam và đã lập ra một page trên facebook chuyên viết về lịch sử. Page có hơn trăm nghìn người theo dõi và bình luận (hầu hết cũng đều rất trẻ). Như vậy là người Việt trẻ không hề thờ ơ, chán ghét lịch sử nước nhà mà họ chỉ chán ghét cách dạy và học sử thôi. Trích lời anh Dũng Phan: "lịch sử không phải là những con số thống kê mà lịch sử là những câu chuyện, những bài học của tiền nhân để lại". Nếu có thể kể những câu chuyện lịch sử với tinh thần, hồn cốt của cha ông thì lo gì người Việt quay lưng với sử Việt.
Cũng với tinh thần đó nên các bài viết của anh Dũng Phan và anh Sơn Lê trên page thường rất cuốn hút người đọc. Những sự kiện, nhân vật lịch sử qua lời văn của các anh hiện lên gần gũi và có hồn hơn rất nhiều. Khi anh Dũng Phan có ý tưởng viết 1 cuốn sách về lịch sử Việt Nam tôi đã mong đợi rất nhiều. Rồi đến lúc sách ra mắt, tôi canh từng chút thời gian để đặt hàng online. Hơi tiếc xíu vì không đặt được bản bìa đen (limitted edition), nhưng thôi bản thường (bìa trắng) có chữ ký cũng tốt rồi. Tôi đặt sách từ ngày 18/6 và khoảng 1 tuần sau thì nhận được sách, vẫn sớm hơn khối bạn không đặt được giờ đang đợi mua từ hiệu sách. Có sách tôi đọc ngấu nghiến ngay buổi tối và sáng hôm sau dậy sớm đọc nốt. Lần này cũng là một kỷ lục đọc nhanh với tôi - sách hơn 200 trang mà chỉ đọc trong 1 ngày.
Nội dung cuốn sách không hẳn là đặc sắc, chỉ nhắc lại những sự kiện, nhân vật mà hầu hết người Việt Nam đều từng nghe, từng biết. Cuốn sách mở đầu bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền - chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc và kết thúc là 9 đời chúa Nguyễn mang gươm vào Nam mở cõi - chinh phục Chăm Pa, Chân Lạp để nước Việt có đầy đủ hình dạng chữ S như bây giờ. Quãng thời gian gần 2000 năm lịch sử nước nhà được gói gọn trong 200 trang sách nên thông tin rất vắn tắt, cô đọng. Cuốn sách còn xa mới có thể xếp vào dạng công trình khảo cứu lịch sử. Không đồ sộ về nội dung, không mới mẻ về thông tin nhưng điểm mạnh lớn nhất của cuốn sách là cách tiếp cận. Giọng văn nhẹ nhàng, lối kể truyện lôi cuốn, khi đã mở ra là bạn phải ngấu nghiến từ đầu đến cuối chứ không dễ mà đặt sách xuống. Gấp sách lại tôi thấy hiểu thêm nhiều điều về lịch sử nước nhà - những điều mà tôi chưa bao giờ được nghe từ giáo viên dạy sử hay đọc được trong các sách lịch sử hồi phổ thông. Lý Thường Kiệt - vị tổng chỉ huy vĩ đại của cuộc chiến tranh chống quân Tống xâm lược - lại là một hoạn quan. Đinh, Lê, Lý, Trần trải cả nghìn năm lịch sử nhưng do quan niệm "xướng ca vô loài" nên không để lại dấu ấn gì trong nền âm nhạc dân tộc, đến triều Nguyễn coi "ca hát" là một nghề như mọi nghề thì Việt Nam có ngay "nhã nhạc cung đình" được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa nhân loại. Mưu sỹ có công lớn nhất giúp khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đi đến toàn thắng là Nguyễn Chích, còn vai trò của Nguyễn Trãi nhỏ bé hơn rất nhiều - soạn thảo thư dụ hàng, cáo thư. Mấy chục năm đô hộ của giặc Minh tuy ngắn nhưng đau thương hơn cả ngàn năm bắc thuộc - những người con tinh hoa nhất của đất Việt hoặc bị bắt đưa sang Trung Quốc (trong đó có kiến trúc sư Nguyễn An là tổng công trình sư của Tử Cấm thành) hoặc bị thiến cho tiệt nòi giống Việt. Hồ Quý Ly và con trai Hồ Nguyên Trừng là những nhà cải cách đại tài chỉ tiếc đã sinh nhầm thời, nếu như 2 ông xuất hiện muộn hơn vào thời của Minh Mạng thì những gì Minh Trị làm được cho Nhật Bản, 2 ông còn có thể làm hơn gấp nhiều lần. Và còn rất rất nhiều những điều bất ngờ, thú vị nữa bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách.
Cuốn sách gấp lại, nhiều bạn có lẽ có cùng cảm giác như tôi - thấy dâng lên một sự tự hào và thương cảm với những sự kiện vừa hào hùng vừa bi tráng của cha ông. Lịch sử là những vòng tròn lặp đi lặp lại, bài học của cha ông là lời răn cho thế hệ con cháu hãy học theo tiền nhân và tránh đi vào những vết xe đổ của đời trước. Tác giả Dũng Phan đã rất khéo léo truyền tình yêu lịch sử nước nhà đến cho bạn đọc. Yêu đất nước, trước tiên phải hiểu và yêu lịch sử của nước mình.
Cũng với tinh thần đó nên các bài viết của anh Dũng Phan và anh Sơn Lê trên page thường rất cuốn hút người đọc. Những sự kiện, nhân vật lịch sử qua lời văn của các anh hiện lên gần gũi và có hồn hơn rất nhiều. Khi anh Dũng Phan có ý tưởng viết 1 cuốn sách về lịch sử Việt Nam tôi đã mong đợi rất nhiều. Rồi đến lúc sách ra mắt, tôi canh từng chút thời gian để đặt hàng online. Hơi tiếc xíu vì không đặt được bản bìa đen (limitted edition), nhưng thôi bản thường (bìa trắng) có chữ ký cũng tốt rồi. Tôi đặt sách từ ngày 18/6 và khoảng 1 tuần sau thì nhận được sách, vẫn sớm hơn khối bạn không đặt được giờ đang đợi mua từ hiệu sách. Có sách tôi đọc ngấu nghiến ngay buổi tối và sáng hôm sau dậy sớm đọc nốt. Lần này cũng là một kỷ lục đọc nhanh với tôi - sách hơn 200 trang mà chỉ đọc trong 1 ngày.
Nội dung cuốn sách không hẳn là đặc sắc, chỉ nhắc lại những sự kiện, nhân vật mà hầu hết người Việt Nam đều từng nghe, từng biết. Cuốn sách mở đầu bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền - chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc và kết thúc là 9 đời chúa Nguyễn mang gươm vào Nam mở cõi - chinh phục Chăm Pa, Chân Lạp để nước Việt có đầy đủ hình dạng chữ S như bây giờ. Quãng thời gian gần 2000 năm lịch sử nước nhà được gói gọn trong 200 trang sách nên thông tin rất vắn tắt, cô đọng. Cuốn sách còn xa mới có thể xếp vào dạng công trình khảo cứu lịch sử. Không đồ sộ về nội dung, không mới mẻ về thông tin nhưng điểm mạnh lớn nhất của cuốn sách là cách tiếp cận. Giọng văn nhẹ nhàng, lối kể truyện lôi cuốn, khi đã mở ra là bạn phải ngấu nghiến từ đầu đến cuối chứ không dễ mà đặt sách xuống. Gấp sách lại tôi thấy hiểu thêm nhiều điều về lịch sử nước nhà - những điều mà tôi chưa bao giờ được nghe từ giáo viên dạy sử hay đọc được trong các sách lịch sử hồi phổ thông. Lý Thường Kiệt - vị tổng chỉ huy vĩ đại của cuộc chiến tranh chống quân Tống xâm lược - lại là một hoạn quan. Đinh, Lê, Lý, Trần trải cả nghìn năm lịch sử nhưng do quan niệm "xướng ca vô loài" nên không để lại dấu ấn gì trong nền âm nhạc dân tộc, đến triều Nguyễn coi "ca hát" là một nghề như mọi nghề thì Việt Nam có ngay "nhã nhạc cung đình" được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa nhân loại. Mưu sỹ có công lớn nhất giúp khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đi đến toàn thắng là Nguyễn Chích, còn vai trò của Nguyễn Trãi nhỏ bé hơn rất nhiều - soạn thảo thư dụ hàng, cáo thư. Mấy chục năm đô hộ của giặc Minh tuy ngắn nhưng đau thương hơn cả ngàn năm bắc thuộc - những người con tinh hoa nhất của đất Việt hoặc bị bắt đưa sang Trung Quốc (trong đó có kiến trúc sư Nguyễn An là tổng công trình sư của Tử Cấm thành) hoặc bị thiến cho tiệt nòi giống Việt. Hồ Quý Ly và con trai Hồ Nguyên Trừng là những nhà cải cách đại tài chỉ tiếc đã sinh nhầm thời, nếu như 2 ông xuất hiện muộn hơn vào thời của Minh Mạng thì những gì Minh Trị làm được cho Nhật Bản, 2 ông còn có thể làm hơn gấp nhiều lần. Và còn rất rất nhiều những điều bất ngờ, thú vị nữa bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách.
Cuốn sách gấp lại, nhiều bạn có lẽ có cùng cảm giác như tôi - thấy dâng lên một sự tự hào và thương cảm với những sự kiện vừa hào hùng vừa bi tráng của cha ông. Lịch sử là những vòng tròn lặp đi lặp lại, bài học của cha ông là lời răn cho thế hệ con cháu hãy học theo tiền nhân và tránh đi vào những vết xe đổ của đời trước. Tác giả Dũng Phan đã rất khéo léo truyền tình yêu lịch sử nước nhà đến cho bạn đọc. Yêu đất nước, trước tiên phải hiểu và yêu lịch sử của nước mình.
No comments:
Post a Comment