Tuesday, 24 January 2017

Một số cái mới ...

Cuối năm công việc lu bu nên tôi để blog mốc meo gần 1 tháng. Hiện tại, tôi vẫn chưa xong việc nhưng làm mãi cũng chán nên tranh thủ nghỉ viết mấy dòng cho thay đổi không khí.

Mới viết bài chào năm 2017 gần đây thì giờ đã sắp hết tháng đầu tiên của năm rồi. Tôi có thêm một số thứ mới (nhỏ thôi) muốn khoe với các bạn. Đầu tiên là tôi đã có hẳn 2 hình xăm trên tay trái (một ở vai và một ở chỗ cẳng tay). Lần đầu tiên tôi hạ quyết tâm đi xăm là cách đây 2 hay 3 năm gì đó nhưng bị fail vì họ đo huyết áp thấy cao quá nên không cho xăm. Thật ra thì tôi hay bị căng thẳng và huyết áp nhảy lung tung như vậy khi làm việc gì đó khác lạ so với bình thường, ví dụ đi tiêm, đi thi, phát biểu v.v... chứ không phải do tôi sợ đau. Chỗ tôi vừa xăm đây không đo huyết áp gì cả, và cũng chẳng có thuốc tê vậy mà tôi vẫn chịu đc 3 tiếng, không kêu ca gì. Nếu ai hỏi tôi là xăm có đau không thì cũng hơi đau (nếu không có thuốc tê) nhưng không đến mức ghê gớm lắm đâu. 

Việc thứ hai tôi mới làm được là ra công ty môi giới chứng khoán mở tài khoản giao dịch. Việc này cũng định làm từ năm ngoái rồi vì thằng bạn thân cấp 3 nó làm trong lĩnh vực này và tôi thấy nó đầu tư khá tốt. Lấy đà mãi tôi mới ra mở được cái tài khoản (mới chỉ là mở tài khoản thôi nhé còn giao dịch lời lỗ thế nào tôi còn đang mù tịt). Từ từ vừa chơi vừa học vậy, có thằng bạn để hỏi nên tôi cũng tự tin hơn.

Đầu năm mới của tôi có mấy thứ mới thế đó. Tuy nhỏ xíu nhưng tôi cũng thấy vui vẻ, phấn khởi hơn. Nghĩ lại năm trước, cả một năm dài tôi không có lấy một chút thay đổi nào. Ngày qua ngày cứ lặp đi lặp lại thật là nhàm chán. Năm mới tôi sẽ cố gắng mỗi tháng có một vài thay đổi nào đó để cuộc sống luôn mới mẻ.

À quên, tháng vừa rồi tôi cũng đọc thêm được 1 cuốn sách có tên là "My holiday in North Korea: The funniest/worst place on Earth" của tác giả Wendy E.Simmons. Ở Việt Nam chắc chưa có nên tôi không biết tiêu đề tiếng Việt là gì, dịch thô thì là "Kỳ nghỉ của tôi ở Bắc Triều Tiên: quốc gia tồi tệ nhất và cũng hài hước nhất trên đời". Tôi nghĩ cuốn sách này có thể để đọc cho vui, làm chuyện bông đùa chứ chưa đến mức best-seller hay must-read. Có thể vì tôi sống ở Việt Nam nên mấy chuyện tác giả mô tả trong sách tôi cũng không thấy lạ lắm, ví dụ như khi người dân nói chuyện về lãnh tụ thì bao giờ cũng phải thêm các từ như lãnh tụ kính yêu, lãnh tụ vĩ đại; hoặc khi tác giả đến thăm các công trình như bệnh viện, trường học thì công trình nào cũng có bia tưởng niệm ghi lại các câu chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh tụ về việc xây công trình. Nếu bạn đến từ các nước châu Âu, hoặc châu Mỹ thì chắc bạn sẽ phải ôm bụng cười lăn lộn khi đọc những trải nghiệm của tác giả. Công bằng mà nói, cuốn sách khá hay, người viết có văn phong hài hước và mô tả chân thực những gì bà đã trải qua trong kỳ nghỉ tại Bắc Triều Tiên. Nếu bạn muốn biết đất nước này kỳ lạ đến đâu thì cuốn sách này sẽ cho bạn biết khá nhiều điều. Ngoài ra nếu bạn lười đọc sách thì có thể xem phim The Interview, nội dung cũng không khác sách là mấy. Bản thân tôi không có căn cứ để nói những gì tác giả viết là chính xác nhưng tôi tin bà Wendy không có động cơ gì để bịa đặt, bêu riếu về Triều Tiên. Có thể tôi sẽ tìm thêm một vài tài liệu khác viết về đất nước này để có cái nhìn chân thực hơn. 

Hôm nay tôi viết đến đây thôi, cũng chỉ là dăm ba chuyện không đầu cuối cho blog của riêng tôi. Sắp đến tết âm lịch, kính chúc các bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

Friday, 6 January 2017

The Train to Crystal City

America is the country of immigrants. The first immigrants in US was the Spanishs, then the Englishs came and they brought Africans, Asians to build the country. Now, America is multiracial, people from all parts of the world come to US, for they believe that this country always treats everyone fairly. However, during the history of America, there was dark time when immigrants were discriminated, taunted and deported. Author Jan Jarboe Russell has spent years to collect stories from people of immigrant families in this time. His book - "The train to Crystal City" tell us one of the biggest secret in American history.



After Pearl Habor attack, FBI (authorized by president Roosevelt) arrested thousands of Japanese, Germans, Italians in all places within American. Most of them were innocent people and they don't know why they were arrested. Russell - the author, only has a chance to interview children from these family (now they are almost over 70). Some of them are: 

Ingrid Eiserloh was a German-born immigrant in Cleveland, Ohio. Her father was a worker. He was arrested because some of the neighbors told FBI that he built a helipad on his rooftop. The truth is that he only planned to build a pool. He was put in jailed without being prosecuted. 

Sumi was a 13-years old Japanese-American girl lived in Little Tokyo, LA. Her father was a quite famous photographer. FBI arrested him because he had donated some money to a Japanese school, and when his wife came to visit him, they were not allowed to speak in Japanese (English only). 

Ingrid and Sumi were only two of many immigrant-born children this time. Not long after their fathers were arrested, they (including their family and their father) were all sent to a place called Crystal City. Crystal city is a dry, sandy, small town in South Texas. Immigrants were sent here to do spinach. The government also put a statue of Popeye the sailor as the city symbol. But truth to be told that this city is one of the biggest internment camps during WWII. Thousands Japanese, Germans, Italians were prisoned there and exchanged for American soldier, businessmen behind enemy lines in Japan and German. They, immigrants, have to try hard to survive in the Crystal city. The book tells us what they had been through day-by-day until they were released. 
The Popeye Statue in Crystal City

The barbered wire of the Manzanar Camp, photo by Toyo Miyake. Retrieved from NYtimes (link)
Reading the book, I also find out that the Roosevelt has a wife named Elenor. She is very strong and independent from her husband. While Roosevelt running discrimination policy against immigrants, she spent her life to fight for the equality. The situation this time is somewhat similar to the situation now with the fight between Hilary and Trump on immigration, but I think Elenor is outweighted Hilary for she dare to stand up and fight her own husband.


Elenor Roosevelt (1884-1962)
Russell has done a good job for collecting many stories from American immigrants during WWII, before they pass away. His book shows us a shameful period of American, and America is not alway a country of liberty, equality, fraternity as I thought. I wonder if the history will be repeated as the trend of migration is raising.